Nước là yếu tố cơ bản về sự sống còn của cơ thể. Nước chiếm từ 60 – 70% trọng lượng cơ thể. 70% diện tích của trái đất được nước che phủ nhưng lượng nước dùng cho sinh hoạt lại chiếm phần rất nhỏ. Nước dùng trong sinh hoạt, ăn uống, chăn nuôi, sản xuất…chủ yếu được khai thác từ nguồn nước ngầm (nước giếng khoan) và nước bề mặt (ao, hồ, sông suối…). Hiện tại, ngoài các thành phố lớn có nước máy để sử dụng còn lại đa phần ở các khu vực chưa có điều kiện người dân tự khoan giếng , đào giếng để có nguồn nước sinh hoạt hàng ngày. Rất nhiều trường hợp nước máy thành phố vẫn chưa đảm bảo hoặc nước giếng khoan chưa qua xử lý sẽ không thể sử dụng được.
Với Nước Máy :
Nước sau khi từ nhà máy nước được chuyển qua các đường ống và dẫn tới từng gia đình để sử dụng. Quá trình nước vận chuyển như thế đã gây ra những vấn đề đặc trưng riêng của nước máy như :
Nước máy bị nhiễm cặn thô, là các loại cặn, rỉ sét tích tụ trong đường ống. Nước cũng có độ cứng do các kim loại nặng như Canxi, Magie hòa tan trong nước gây đóng cặn trong các thiết bị đựng và nấu nước. Nước có độ cứng cao cũng làm cho quá trình giặt quần áo tốn nhiều bột giặt hơn so với bình thường.
Chì có trong các ống nước bằng nhựa vận chuyển nước tới các gia đình cũng là một trong những yếu tố nguy hiểm gây nên bệnh ung thư cho chúng ta. Điều này đặc biệt nguy hiểm với những trẻ nhỏ trong gia đình bởi hệ miễn dịch của trẻ còn chưa phát triển mạnh đủ để chống lại với chất độc như người lớn.
Ngoài ra, các hợp chất hữu cơ nhiễm trong nước máy như Benzene, Chlordane, trichloethylene hay Trihalomethanes (THMs) – chất hữu cơ độc hại nhất trong quá trình khử trùng nước bằng Clo là một trong những nguồn gây nên bệnh ung thư. Mùi Clo trong nước sau quá trình khử này cũng khiến cho nước có mùi khó chịu khi khử nước với nồng độ Clo quá lớn.
Các ký sinh trùng có trong nước máy cũng là điều phải kể đến. Các vi khuẩn như Coliform, Cryptosporidium và Giardia Lamblia còn có thể tồn tại trong môi trường Clo nên có thể gây ra những bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm cho cơ thể.
Để hiểu thêm, bạn xem tại đây: Uống nước máy ở Việt Nam có an toàn không? Tìm hiểu sự thật về nước máy.
Với Nước Giếng Khoan
Được chia làm 3 Khu vực cụ thể Như Sau
1: Khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, khu vực Hà Nội và lân cận:
– Nguồn nước giếng khoan có hàm lượng sắt (Nam Bộ gọi là nước nhiễm phèn), hàm lượng mangan cao.. Đặc điểm nước bơm lên rất trong, có mùi tanh, để tiếp xúc với không khí sau khoảng 30 phút có cặn nhiều cặn màu vàng hoặc váng nổi trên bề mặt, trong bể chứa hoặc bồn khi ta sờ vào thành bể thấy nhớt màu đen.
Ngoài ra, tại một số khu vực lân cận thành phố Hà Nội như một số huyện như Thạch Thất, Phúc Thọ… các tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh… trong nguồn nước còn nhiễm thêm Asen, Amoni, tạp chất hữu cơ, huyễn phù…Đặc điểm chủ yếu của nguồn nước này sau khi đã lọc sơ vẫn còn màu xanh nhơ.
2: Đặc điểm nước ngầm các khu vực có núi đá vôi
– Nguồn nước nhiễm độ cứng cao (nước có chứa nhiều Ion Caxi, Magiê. Đặc điểm nguồn nước có độ cảm quan rất trong, nhưng khi đun sôi sẽ tạo ra rất nhiều cặn trắng còn gọi là cặn vôi, gây ra hỏng các thiết bị nóng lạnh, tắc đường ống, hỏng màng lọc các máy lọc nước tinh khiết RO…
Địa điểm phân bố chính của nguồn nước này thường gặp ở các tỉnh miền núi, có núi đá vôi như Hà Giang, Tuyên Quang…
3: Đặc điểm nước ngầm khu vực ven và cận biển (miền Trung)
– Nguồn nước lợ (nước nhiễm mặn), nguồn nước này chỉ nằm ở các vùng miền gần biển, nước bị nhiễm mặn. Khi xử lý nước nhiễm mặn đòi hỏi thiết bị sử dụng công nghệ cao, phức tạp.
Đọc thêm: Nước giếng khoan: Giải pháp nào cho máy lọc nước giếng khoan gia đình?
Như vậy, với các tính chất, đặc điểm nguồn nước như chúng tôi đã phân tích ở trên. Chúng tôi xin nhấn mạnh lại sự phân chia này này cũng chỉ có tính tương đối. Dựa vào những đặc điểm nguồn nước gia đình mình, bạn có thể lựa chọn phương pháp lọc nước , thiết bị lọc nước cho phù hợp với mục đích của bạn.